Sáo trúc là 1 trong những nhạc khí cổ nhất của thề giớI . Sáo bằng xương được phát hiện tạI di chỉ Dư Đào Hà Mẫu Độ ở tỉnh Chiết Giang , qua giám định đã có hơn 7000 năm lịch sử . Trong 8 loạI nhạc khí “ Sênh sư chưởng giáo “ ( nhạc khí Trung Hoa ) được chép trong “ Xuân Quan “- “ Chu lễ “ có cả Địch . Đến thờI Tống – Nguyên , theo đà phát triển mạnh mẽ của Hý Khúc , thanh nhạc trở thành chủ thể của biểu diễn nghệ thuật , cây sáo cũng được đưa vào nhạc cụ đệm , bè cho hý khúc . Những điều như là “ Ty bất như trúc, trúc bất như nhục “ hay “Thủ lai ca lý xướng , thắng hướng địch trung xuy “ mãi cho đến khi nhà nước Trung Hoa được thành lập năm 1949 , cây sáo mớI đựơc sự phát triển sôi nổI . Trong vòng 40 năm ngắn ngủI , nhân tài ko ngừng xuất hiện , nghệ thuật biểu diễn không ngừng được nâng cao , đã cho ra đờI 1 khốI lượng đồ sộ các tác phẩm độc tấu và cả những bản hiệp tấu khúc ( concerto) ,những tổ khúc lớn trình diễn chung vớI dàn nhạc giao hưởng .
Trong kho lưu trữ của nước Trung hoa hiện đang lưu 1 số lượng lớn các tác phẩm sáo , đa số được sáng tác và cảI biên sau khi thành lập nhà nước Trung hoa mớI , chỉ có 1 số lượng rất ít các tác phẩm cổ truyền . Các bản độc tấu như “Kim Tích “ , “Hỷ báo” của Lục Xuân Linh, “Tảo Thần” của Triệu Tùng Đình , “Âm trung điểu “ của Lưu Quản Nhạc , “ Bình minh trên giếng dầu “ của Vương Thiết Thùy , “Sơn thôn tiểu cảnh” của Lưu Sâm ,” Thu hồ nguyệt dạ” của Du Tốn Phát , “Tây hồ xuân hiểu “ của Thiền Vĩnh Minh… đều là những tác phẩm mớI phản ánh cuộc sống thờI đạI mớI cùng phong cảnh thiên nhiên .
Có những tác phẩm cảI biên vốn là nhạc trong Hý Khúc như “ Tiểu phóng ngưu” ( làn điệu xuy xoang trong Côn khúc , Xuy Xoang là 1 trong những làn điệu chính trong Hý Kịch của tỉnh An huy , đệm bằng sáo ,cũng được sử dụng trong kinh kịch , vụ kịch ) . “Hỷ tương phùng” ( nhạc “Nhị nhân đài và bang tử Sơn Tây ), “Tam ngũ thất” ( nhạc Vụ kịch ), “Cô tô hành” ( nhạc Côn khúc ) ; có tác phẩm có nguồn gốc từ nhạc dân gian như “ Giá cô phi ” ( nhạc dân gian Hồ nam ), “Ngũ bang tử” , (làn điệu khí nhạc dân gian Hoa Bắc), Hoặc có tác phẩm nguyên là dân ca như “ QuảI hồng đăng” ( dân ca NộI Mông ) , “ MạI thái” ( dân ca Sơn tây); có tác phẩm nguyên gốc lạI là bản nhạc Tỳ Bà “Trang đài thu tư “, xô-na như “Bách điểu dẫn “ , hoăc như “Trung Hoa lục bản “ nhạc Giang nam ty trúc , “ Nhất đĩnh kim” , nhạc Quảng Đông …. Trong những tác phẩm này , có 1 bộ phận được thu âm từ những năm 60 , dokhoảng cách thờI gian tương đốI xa , nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đốI vớI hiệu quả âm hưởng , nhưng để giữ lạI nét phong cách diễn tấu nên vẫn sữ dụng bản ghi âm cũ . Một mặt có thể thưởng thức dc cái ý vị hàm súc ban đầu của bản nhạc ,mặt khác đốI vớI việc nghên cứu phong cách diễn tấu của nghệ sỹ có thể nói là những chứng cứ xác thực nhất.
Gửi bình luận
Chưa có bình luận nào!