Sáo ( địch tử ) là một nhạc khí thổI bằng trúc , cũng còn gọI là sáo trúc ( trúc địch ), gồm 2 loạI : thổI ngang và thổI dọc . NgườI giỏI thổI sáo đờI xưa có Hoàn Y đờI Tấn , lúc đương thờI tài nghệ sáo của ông được tôn là “ Giang tả đệ nhất “ , ngườI đờI nói bản cầm khúc “ Mai hoa tam lông “ trong “ Thần kỳ mật phổ” chính là cảI biên từ bản nhạc sáo “Tam điệu” của ông .

Các bản nhạc sáo nổI tiếng đờI Đường có “Lạc mai hoa” , “Chiết liễu”. Cao Thích có lờI thơ :”Tá vấn mai hoa hà xứ lạc , Phong xuy nhất dạ mãn Quan Sơn” , Còn Lý Bạch thì : “Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch , Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa” ( tức là : Trên lầu Hoàng Hạc thổI sáo ngọc , Giang Thành tháng năm mai hoa rụng” Hoặc “Địch trung văn chiết liễu, xuân sắc vị tằng khan” ( trong tiếng sáo nghe thấy tiếng bẻ liễu , xuân sắc chưa hề thấy) , Lý Ích thì trong bài “Dạ thượng thọ giáng thành văn địch” thơ rằng “Bất tri hà xứ xuy lô quản , nhất dạ chinh nhân tận vong hương” ( Nàobiết nơi nao vang tiếng thổI ống sậy, chinh nhân cả đêm trường nhớ buốt quê hương) ; còn Lý Bạch trong “ xuân dạ thành lạc văn địch “ :

Thùy gia ngọc địch ám phi thanh
Tán nhập xuân phong mãn lạc thành
Thử dạ khúc trung văn chiết liễu
Hà nhân bất khởI cố quốc tình

Dịch thơ :
Tiếng sáo ngọc nhà ai thầm bay ra
Hòa vào gió xuân lan khắp Lạc thành
Khúc nhạc đêm nay nghe thấy tiếng liễu gãy
Ai mà không chạnh lòng niềm cố quốc .
Đủ thấy ma lực nghệ thuật của tiếng sáo đến dường nào !

1.Nguồn Gốc cây sáo :
– Cây sáo có lịch sử lâu dài khoảng 7000 năm, các sách cũ thường ghi rằng sáo có nguồn gốc từ Nam Mỹ , còn trong sách “Khảo cứu nhạc cụ Đông Á “ của Nhật cho rằng :sáo có nguồn gốc từ Ấn Độ . Còn trong các tài liệu cổ của TQ chép rằng : bắt nguồn từ Trương Khiên đờI Tây Hán đi sứ núi Tây Vực truyền vào Trung nguyên . Vậy Rút cuộc là sáo trúc TQ có nguồn gốc bản địa hay ngoạI lai ?
– Hình chụp năm 1977 , khu mộ di tích Hà Mẫu Độ , Chiết Giang, khai quật được sáo xương( còn gọI là “còi” bằng xương ), có 7000 năm lịch sử. LoạI sáo này có hình dạng tương tự sáo xương- Peru thờI đồ đá nên rất khó nói là ai du nhập vào cho ai .
– Ngòai ra còn một số phát hiện ở các di chỉ khác tuy chỉ là số ít nhưng chứng minh được là vật vốn có của ngườI TQ. Hơn nữa nhạc cụ nào thật sự là của ngườI TQ thì tên chỉ có 1 chữ , vd : địch , tiêu, cầm , sắt ( đàn sắt 25 dây), nguyễn , tranh, …còn nguồn gốc ngoạI lai thì tên gọI có từ 2 chữ trở lên như : nhị hồ , tỳ bà , dương cầm .

2. Chủng loạI :
Chúng ta căn cứ vào các mặt sau :

1/ hình dáng và cấu tạo ,
2/ Kích Thước ,
3/ Các điển cố ,
4/ chất liệu .
5/ khu vực và dân tộc ,
6/ tên gọI theo các loạI nhạc,
7/ CảI tiến và phát minh

A/ Hình dáng và cấu tạo : có nhiều tên gọI :
-long đẩu địch : Đầu sáo thường gắn them đầu rồng , thân sáo khắc hình con rồng , cả cây sáo trông như 1 con rồng ( còn gọI tắt là long địch ) . Hoặc vào đờI Đường , do vẫn giữ lạI 2 nhánh trúc ở mắt trúc, trông như 2 chân rồng ( sáo này hiện nay vẫn còn được bảo tồn ở Nhật Bản ) .
-Tháp khẩu địch : ( Tháp khẩu : lổ thổI chen vào giữa ) , để thể hiện sự tôn kính đốI vớI nhà vua , không được thổI ngang hướng ngón tay vào nhà vua , mà 2 tay phảI đan chéo để thể hiện sự cung kính

B/ Kích thước :
-Xích bát : nhạc cụ Nhật, loạI tiêu thổI dọc truyền sang từ đờI Đường ; “Xích bát” : thước đo đờI Đường nghĩa là 1 xích 8 thốn ( khoảng 0,6 m ), vốn là từ chỉ thước đo lâu dần biến thành tên gọi. Hiện ở Nhật vẫn gọI là Xích Bát, ở TQ thường thấy ở Nam An
tỉnh Phúc Kiến , nhưng gọI là “Động Tiêu”.

C/ Điển cố , điển tích :
– Thái Văn Cô đờI Hán ( con của đạI thần Thái Ung ) là một ngườI con gái có tài về nhạc luật , nhân dịp đi du ngoạn qua Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang trọ trong 1 lữ quán , chợt phát hiện 16 thanh trúc làm mành trong quán nếu dùng làm sáo thì rất hay , bèn thương lượng vớI chủ quán xin 16 thanh trúc , sáo làm ra quả nhiên tiếng rất hay , ngườI ta gọI là Kha Đình địch vì quán đấy có tên là Kha Đình . Cũng có truyền thuyết về cây sáo của Ngũ Tử Tư thổI khi đi ăn xin , gọI là Tử Tư địch . ngoài ra còn nhiều truyền thuyết khác.

D/ Chất liệu :
– ta có các loạI sáo như : sáo trúc , sáo đồng , sáo sắt , sáo ngọc ….. ThờI Xuân Thu Chiến Quốc đã xuất hiện sáo đồng , cây sáo cổ đó hiện dc 1 Hoa kiều ở Mỹ lưu giữ .

E/ Khu vực và dân tộc :
– Khương địch : sáo của dân tộc Khương, tỉnh Tứ Xuyên.
– Động địch : sáo của dân tộc Động , tỉnh Quảng Tây

F/ Tên gọI theo các loạI nhạc :
-ngày xưa chữ địch trong tiếng Hán cổ có nghĩa là : “ Rửa sạch sẽ” , vì tiếng sáo rất trong rất thanh
– Sáo Nhật ngày này gồm có “Năng địch” ( dùng trong Năng nhạc, tiếng Nhật là Nogaku ), “Nhã địch” ( dùng trong nhã nhạc còn gọI là Gagaku)
– ở Miền nam TQ , loạI nhạc thường nghe là Côn khúc , nên sáo chơi trong loạI nhạc này là “Khúc địch” ( hoặc Côn địch )
– Còn ở Miền bắc TQ , cụ thể là vùng Hà Bắc nơi phổ biến loạI hình âm nhạc là Bang Tử Kịch ,do đó cây sáo trong dàn nhạc này thường được gọI là “Bang địch”

G/ CảI tiến, phát minh :
Do những năm gần đây , dân số đông đúc , xuất hiện nhiều nhân tài do đó cây sáo có nhiều cảI tiến , kể cả cảI tiến trong biểu diễn , ví dụ :
– Thượng HảI : Tôn Khắc Nhân đã cảI tiến thành cây sáo có phím
– Tứ Xuỵên : Vương Kỳ Thụ hoặc Nam Kinh Thái Chí Nhân cũng căn cứ vào luật bình quân 12 âm của Tây phương mà cảI tiến thành sáo thổI được bán âm , GọI là “Tân địch”
– Vào khoảng những năm 60, một nghệ nhân già của đoàn ca vũ Chiết Giang đã tạo ra 1 loạI sáo dài gồm 2 cây sáo ngắn ghép vớI nhau gọI là : “Bài địch” (sáoghép)
– Việc khoét thêm 1 lỗ ở đầu sáo để thổI tiếng chim cũng là 1 cảI tiến
– Khẩu địch ( sáo miệng ) : dài chỉ 2 thốn ( khoảng 6 cm ) , 2 đầu rỗng , có 1 lỗ ở giữa thân sáo , khi thổI ta bịt 2 ngón tay ở 2 đầu và điều khiển, loạI sáo này rất giống cấu tạo của sáo xương được phát hiện ở di tích Mẫu Độ tỉnh Chiết Giang.

Tổng hợp bởi HỌC SÁO .net

Theo: Sáo Trúc Trung Hoa tuyển tập

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *